
Phân Biệt SAY, TELL, SPEAK, TALK
SAY:
1. SAY có nghĩa là “nói”, thường dùng theo cấu trúc say something to someone (nói gì đó cho ai đó) hoặc say that + S + V. (nói rằng S + V)
– Thí dụ:
2. Từ SAY là động từ tường thuật phổ biến nhất (Thí dụ: Cô ấy cho biết, Anh ấy cho hay, Ông ấy đã nói…).
Ngoài cách sử dụng thông thường là chủ ngữ trước, động từ sau, SAY còn được đem ra đặt trước chủ ngữ trong văn viết hư cấu.
– Thí dụ:
3. SAY là ngoại động từ, thường dùng trước tân ngữ, nói rõ nội dung của “SAY” là nói gì. Có trường hợp không cần tân ngữ vì ngữ cảnh đã cung cấp. Nếu không có ngữ cảnh bắt buộc phải nêu rõ tân ngữ.
– Thí dụ:
- He didn’t say his name: Anh ấy không nói tên của anh ấy.
- What is his name? He didn’t say: Anh ấy tên gì? Anh ấy không có nói (vì trước đó đã có tân ngữ là his name nên không cần lặp lại)
4. SAY có những thành ngữ cố định riêng của nó, không từ nào thay được như:
- Say it all: Nói lên tất cả
- Say Uncle: mày nói mày thua đi tao tha cho! (người xin tha sẽ nói “Uncle!”)
- Whatever you say: Bạn nói sao thì vậy đi (Tôi không muốn cãi)
- What can I say?: Biết sao giờ, nó vậy là vậy thôi
- Say cheese!: Cười lên đi để chụp hình nè!
- Have the last say =have the final say: Có quyền nhất trong nhà, trong nhóm
- Says who?: Ai nói bạn là như thế? (Thông tin này bạn lấy ở đâu ra mà sai vậy?)
- That is to say: ý của tôi là
- To say the least: chỉ nói sơ vậy thôi
- Say what? Pardon: Sao ạ? Vui lòng nói lại ạ?
- You don’t say!: Mới biết luôn!
- Say grace: Đọc lời tạ ơn chúa trước bữa ăn
5. SAY còn có chức năng như trạng từ, có nghĩa là “Độ chừng”(Around) hoặc “Thí dụ như” (For example), có lẽ là do rút gọn từ Let’s say (Cứ cho là…)
- That ice cream cone has, say, 700 calories: Cây kem đó có khoảng chừng 700 calorie.
- I like river fish, say, snakehead: Tôi thích cá sông, thí dụ như cá lóc.
TELL:
1. TELL có nghĩa là “nói”, thường dùng theo cấu trúc Tell Someone Something (nói cho ai biết điều gì đó), hoặc Tell Something To Someone (nói gì đó cho ai đó biết).
– Thí dụ:
2. TELL không dùng trước chủ ngữ. TELL có thể dùng làm động từ tường thuật.
– Thí dụ:
3. TELL là ngoại động từ, cần tân ngữ chỉ người và/hoặc tân ngữ chỉ nội dung nói. Khi TELL có nghĩa là “nói” thì bắt buộc phải có tân ngữ chỉ người, tân ngữ chỉ nội dung có thể ẩn vì ngữ cảnh đã rõ.
– Thí dụ:
Nhưng khi TELL có nghĩa là “nhận ra”, “nhìn ra”, “phân biệt được” thì không cần tân ngữ chỉ người, thậm chí tân ngữ chỉ nội dung có thể ẩn nếu ngữ cảnh đã rõ.
– Thí dụ:
4. TELL có những thành ngữ cố định riêng của nó như:
- Don’t tell a soul!: Đừng nói ai nghe nhé!
- There’s no way to tell: Không cách nào biết được, phân biệt được
- Tell that to the marines: mày xạo quá
- Kiss and tell: Cua được gái xong đi khoe
5. Không có chức năng trạng từ
SPEAK:
1. SPEAK cũng có nghĩa là “nói”, nhưng đặc biệt mô tả hành động dùng miệng để biểu đạt suy nghĩ, do đó thường dùng không cần tân ngữ, không cần nội dung nói, hoặc dùng với một ngôn ngữ…
– Thí dụ:
- I can speak 3 languages: Tôi có thể nói 3 thứ tiếng.
- I spoke with the President yesterday: Hôm qua tôi đã nói chuyện với Tổng Thống.
2. SPOKE không dùng trước chủ ngữ. SPOKE không làm động từ tường thuật nội dung được.
3. SPEAK vừa là ngoại động từ (cần tân ngữ) vừa là nội động từ (không cần tân ngữ). Tân ngữ của SPEAK khác với của SAY và TELL, không phải là nội dung nói là những từ như:
languages
the truth
mind
Speak có thể làm nội động từ
4. SPEAK có những thành ngữ riêng như sau:
- (something) speaks for itself: cái gì đó tự nói lên cái cần nói, không phải giải thích thêm
- Actions speak louder than words!: Hành động có ý nghĩa hơn lời nói suông!
- Speak of the devil and he shall appear: Nhắc Tào Tháo là Tào Tháo tới!
- Speak ill of someone: Nói xấu sau lưng ai
- Speal volumes: nói lên rất nhiều về gì đó
- As we speak: ngay lúc này đây
- Speak out of turn: Nói leo, nói khi chưa tới lượt
- Speak a mile a minute: nói như ma đuổi
5. Không có chức năng trạng từ
TALK:
1. TALK có nghĩa là “nói chuyện”, “trò chuyện”, do đó không cần dùng tân ngữ chỉ nội dung được nói; đây là từ hay bị dùng sai. Nếu muốn nói nội dung cuộc trò chuyện thì phải dùng Talk About Something (trò chuyện về gì đó)
– Thí dụ:
2. TALK không dùng trước chủ ngữ. TALK không làm động từ tường thuật nội dung được.
3. TALK chủ yếu làm nội động từ, không cần tân ngữ (They are talking. – Họ đang nói chuyện). TALK có lúc cũng làm ngoại động từ, nhưng khác với SAY và TELL, từ TALK khi làm ngoại động từ thì tân ngữ của nó không phải là nội dung nói chuyện cụ thể mà là những từ mang tính cố định, tạo ra thành ngữ: Talk shop (nói chuyện công việc), talk business (nói chuyện làm ăn)
4. TALK có những thành ngữ riêng như sau:
- Talk someone into doing sth: Dụ/thuyết phục ai làm gì đó
- Talk someoone out of something: thuyết phục ai đừng làm gì đó
- Walk the talk: Nói được làm được
- The talk of the town: được nhiều người chú ý tới
- Talk back: trả treo
- Talk is cheap: Nói suông ai chả nói được
- Sweet-talk: v. Nói ngọt
- Talk in circles: Nói vòng vo
- A pep talk: bài nói làm lên tinh thần ai đó
- Talk into one is blue in the face: Nói đến khan tiếng (one thay bằng đại từ nhân xưng he/she/it/I/you.. và chia động từ cho phù hợp)
- 5. Không có chức năng trạng từ
Em cảm ơn Thầy nhiều ah! Bài viết hay và rất bổ ích cho em ah.